Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

Các hành tinh trong vũ trụ liệu có va vào nhau?


Nếu trái đất ở rất gần các hành tinh khác và chúng chuyển động ngược chiều nhau thì khả năng đụng độ rất dễ xảy ra. Nhưng thực tế, trái đất và các hành tinh đều ngoan ngoãn quay trên những quỹ đạo nhất định khiến cho chuyện đó là không thể.

Mặt trăng là thiên thể gần trái đất nhất, cách chúng ta 384.000 km. Khoảng cách giữa mặt trời và trái đất là 149,6 triệu km (hãy tưởng tượng muốn đi bộ tới quả cầu lửa này, bạn phải mất hơn 3.400 năm). Các hành tinh khác trong hệ mặt trời cũng ở rất xa, và bởi chịu sức hút của mặt trời nên chúng đều có một quỹ đạo ổn định. Do đó chúng không có cơ hội đụng độ với hành tinh xanh.

Các ngôi sao khác trong vũ trụ cách trái đất còn xa hơn nữa. Sao Biling là gần nhất, cách trái đất 4,22 năm ánh sáng, tức là từ vì tinh tú này tới trái đất, ánh sáng phải “ì ạch” mất 4 năm 3 tháng.

Trong khoảng không vũ trụ gần hệ mặt trời, trung bình các sao cách nhau khoảng trên 10 năm ánh sáng. Hơn nữa, chúng đều chuyển động theo một quy luật nhất định. Mặt trời cũng như tất cả các sao trong dải Ngân Hà đều chuyển động xung quanh trung tâm hệ theo một quy luật riêng chứ không phải là hỗn loạn. Bởi vậy, rất ít khả năng các sao trong dải Ngân Hà va chạm nhau.

Theo tính toán của các nhà khoa học, trong hệ Ngân Hà trung bình khoảng một tỷ tỷ năm mới xảy ra một va chạm giữa các sao. Tuy nhiên, xác suất các sao chổi va quyệt vào hành tinh thì thường xuyên hơn nhiều.

Cảnh giác với thiên lôi


Trong khi đang đứng trên một bệ để ngắm cảnh vườn quốc gia Sequoia, người đàn bà (ảnh bên) thấy tóc của mình dựng đứng lên. Thấy tức cười, em bà đã chụp cho bà bức ảnh.
Năm phút sau chị em bà rời khỏi bệ, sét đã đánh vào bệ đó, làm chết một người và làm bị thương bẩy người.
Cái gì đã làm cho tóc người đàn bà dựng đứng lên ? Vẻ mặt của bà không toát ra sự sợ hãi – nhưng lẽ ra bà ta đã phải khiếp hãi.
Nếu là bạn, bạn có cười thích thú như vậy không? và có nhờ ai đó chụp cho một vài kiểu ảnh để làm kỉ niệm không?
Bây giờ ta hãy đi trả lời những câu hỏi ở trên. Vì bà ta đứng trên một bệ nối liền với đỉnh triền núi, nên gần như có cùng điện thế với triền núi. Một hệ mây tích điện cao ở phía trên đã tạo ra một điện trường lớn quanh bà ta với véctơ cường độ điện trường E hướng từ núi và từ người phụ nữ ấy ra ngoài. Các lực tĩnh điện do từ trường đó đã đẩy một số êlectrôn trong người bà ta xuống dưới làm cho các bện tóc tích điện dương. Độ lớn của E khá lớn nhưng nhỏ hơn cỡ 3 ´ 106V/m là giá trị để có thể ion hóa các phân tử không khí (Giá trị đó đạt được thì có sét đánh).
Các mặt đẳng thế bao quanh người phụ nữ đó có thể phỏng đoán theo tóc của bà ta: các bện tóc được kéo ra dọc theo chiều của véc tơ cường độ điện trường E và do đó vuông góc với các mặt đẳng thế như đã vẽ trên hình. Độ lớn của E rõ ràng lớn nhất (các mặt đẳng thế gần nhau nhất) ngay ở trên đầu bà ta, vì tóc ở đấy vươn xa hơn tóc phía bên của đầu.
Bài học ở đây thật đơn giản. Nếu điện trường làm cho tóc trên đầu bạn dựng đứng lên, tốt hơn hết là chạy tìm nơi ẩn nấp mà không nên đứng lại để chụp ảnh.